Thẩm quyền và các quy trình tố tụng Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức

Khiếu nại hiến pháp

Đọc bài chính về khiếu nại hiến pháp

Mỗi người công dân khi nhận thấy quyền công dân của mình bị xâm phạm vì hành động của nhà nước đều có thể đưa đơn khiếu nại. Khái niệm hành động quốc gia bao gồm tất cả các việc làm của quyền lực công cộng can thiệp vào quyền lợi của thể nhân pháp lý về quyền công dân. Trong đó là tất cả các hành vi của hành pháp, tư pháp và lập pháp. Cái gọi là "khái niệm can thiệp cổ điển", là thước đo chủ yếu cho đến 1992, định nghĩa đấy là một sự can thiệp:

  • cuối cùng và không chỉ là hậu quả không cố ý của hành động quốc gia:* trực tiếp:* dựa trên một hành động pháp luật với tác động bắt buộc.

Quan niệm hiện đại về can thiệp từ bỏ các đặc trưng của một hành động pháp luật, của tính trực tiếp và của tác động bắt buộc và vì thế tạo khả năng có thể xem xét gần như cho mọi tác động của nhà nước.

Thế nhưng Tòa án Hiến pháp Liên bang không phải là tòa kháng án tối cao: việc các tòa án chuyên môn áp dụng một cách sai lầm các luật lệ đơn giản của không đủ cho một khiếu nại hiến pháp được xét xử nếu như các quan điểm về luật này không được bảo vệ bằng quyền công dân.

Có nhiều khiếu nại hiến pháp khác nhau:

  • về luật và/hay các chuẩn mực khác của liên bang
  • về luật và/hay các chuẩn mực khác của một tiểu bang, nếu như không có tòa án hiến pháp tiểu bang có thẩm quyền.
  • về một quyết định của cơ quan nhà nước
  • về một phán quyết tòa án
  • về bất kỳ mọi hành động khác của nhà nước hay có thể xếp vào là hành động của nhà nước.

Pháp nhân cũng có thể khiếu nại về hiến pháp, nhưng chỉ khi các quyền công dân về cơ bản có thể áp dụng cho pháp nhân (điều 19, khoản 3 Hiến pháp), thí dụ như quyền tự do nghề nghiệp (điều 12 Hiến pháp) hay sở hữu (điều 14 Hiến pháp) nhưng không áp dụng cho quyền tự do tín ngưỡng (điều 4 Hiến pháp). Pháp nhân của nhà nước về nguyên tắc không có quyền khiếu nại.

Làng, đơn vị hành chính thấp nhất, hay liên hiệp làng có thể phát đơn khiếu nại hiến pháp với lý do là họ đã bị xâm phạm quyền tự quản hành chính. Trong trường hợp này người ta nói đó là một "khiếu nại hiến pháp hành chính".

Chỉ được phép khiếu nại hiến pháp khi người dẫn đầu khiếu nại không còn biện pháp luật nào khác nữa ("Nguyên tắc cấp thấp nhất"). Trường hợp ngoại lệ chỉ được phép khi không thể trông đợi người dẫn đầu khiếu nại tận dụng toàn bộ quy trình pháp luật và việc thi hành quyền công dân nếu không sẽ bị cản trở.

Khiếu nại hiến pháp là hình thức tố tụng thường xuyên và nhiều nhất. Phần lớn các tố tụng này không do các viện mà do một phòng quyết định, nếu như chúng đặt ra những câu hỏi về pháp luật đã được làm sáng tỏ hay rõ ràng là không có hay đã có căn cứ. Trong những trường hợp như thế, một phần tòa có thể phán quyết ngay từ đầu của quy trình tố tụng (a limine).

Không có một "bảo đảm xét xử" cho khiếu nại hiến pháp. Bên cạnh khả năng từ chối ngay từ đầu, từ năm 1993 với điều 93 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên Bang, khả năng không tiếp nhận khiếu nại hiến pháp mà không cần nêu lý do được thành lập. Chỉ có 2,5% tất cả các đơn khiếu nại được xét xử. Việc này được giải thích theo chính sách về luật pháp là việc viện dẫn lý do chỉ cần thiết để khiếu kiện tại các cấp xét xử khác, thế nhưng tòa không thuộc vào các cấp tòa án khiếu kiện. Thêm vào đó, tòa có thể yêu cầu nộp phí tổn vì lợi dụng – cho quy trình tố tụng về mặt nguyên tắc là không có phí tổn tòa án. Thế nhưng trong thực tế tòa hiếm khi sử dụng khả năng này.

Kiểm tra chuẩn mực cụ thể

Cho rằng một bộ luật nhất định là trái với Hiến pháp, một tòa án chuyên môn có thể thông qua nghị quyết để mở đầu cho quy trình tố tụng của kiểm soát chuẩn mực cụ thể (điều 100 Hiến pháp). Qua đó tòa án này tự gián đoạn quy trình tố tụng của tòa và đưa vụ việc này qua Tòa án Hiến pháp để xét xử. Chỉ có Tòa án Hiến pháp Liên bang mới có thể tuyên bố luật lệ trái với Hiến pháp và có độc quyền về thẩm quyền bãi bỏ chuẩn mực trong hệ thống pháp luật Đức.

Không được phép kiểm tra chuẩn mực cụ thể cho những luật lệ đã được ban hành trước khi Hiến pháp có hiệu lực. Tòa án chuyên môn và cơ quan nhà nước có thể tự bãi bỏ việc sử dụng các đạo luật này ngoại trừ các trường hợp dưới đây:

  • Các thành phần cơ bản của đạo luật trước Hiến pháp đã bị sửa đổi sau khi Hiến pháp có hiệu lực
  • Trích dẫn đạo luật trước Hiến pháp từ một đạo luật mới
  • Đạo luật mới liên quan chặt chẽ đến đạo luật trước Hiến pháp
  • Đạo luật trước Hiến pháp được tái công bố.

Trong một quy trình tố tụng, khi tính hiệu lực của chuẩn mực của một luật cộng đồng mang tính quyết định, một tòa án chuyên môn trước tiên cần phải có quyết định của Tòa án châu Âu. Khi Tòa án châu Âu xác nhận hiệu lực này, tòa án chuyên môn Đức cũng cần phải quyết định đưa ra Tòa án Hiến pháp Liên bang (theo áp dụng của điều 100, khoản 1 Hiến pháp), khi tòa án chuyên môn cho rằng chuẩn mực của Liên minh châu Âu này không có hiệu lực

  • Vì vi phạm vào tiêu chuẩn tối thiểu của quyền công dân không thể thiếu được theo điều 23 Hiến pháp.
  • Vì vượt quá thẩm quyền cộng đồng (ra ngoài "chương trình hòa hợp" của các hiệp định.)

Kiểm tra chuẩn mực trừu tượng

Tòa án Hiến pháp Liên bang sẽ hoạt động theo yêu cầu của chính phủ liên bang, của một chính phủ tiểu bang hay ít nhất là của 1/3 thành viên của Quốc hội liên bang. Vì thế việc kiểm tra chuẩn mực trừu tượng tạo khả năng cho phái đối lập yêu cầu Tòa án Hiến pháp kiểm tra tính hợp pháp của một đạo luật được thông qua bởi đa số ủng hộ chính phủ.

Tranh chấp cơ quan

Tranh chấp cơ quan là tranh chấp về pháp luật giữa những cơ quan quốc gia về quyền lợi và nghĩa vụ xuất phát từ địa vị đặc biệt trong luật lệ về hiến pháp, tức là xuất phát từ các quy định hay quy chế có trong sự tự quản lý hành chính của các cơ quan đó.

Tranh chấp liên bang – tiểu bang

Tranh chấp liên bang – tiểu bang xảy ra khi có ý kiến khác nhau giữa liên bang và tiểu bang thí dụ như về vấn đề thẩm quyền ban hành luật lệ.

Cấm đảng phái

Cấm đảng phái là quy trình theo điều 21 Hiến pháp. Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang có quyền phát đơn yêu cầu. Cho đến nay Đảng Đế chế Xã hội chủ nghĩa (1952) và Đảng Cộng sản Đức (1956) đã bị cấm. Việc cấm Đảng Quốc gia Dân chủ Đức đã bị Tòa đình chỉ vào năm 2003.

Tước quyền công dân

Có quyền phát đơn là Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang. Trong lịch sử của tòa án đã có 4 lần xét xử về việc này: đọc bài chính về tước quyền công dân (Đức)quy trình tố tụng tước quyền công dân (Đức).

Kiểm tra bầu cử

Tòa là cấp xét xử thứ hai và là cấp cuối cùng trong việc kháng cáo về bầu cử quốc hội liên bang. Cấp xét cử thứ nhất chính là Quốc hội liên bang như là cơ quan tự quản. Thành viên của Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang, chính phủ liên bang hay ít nhất là 101 công dân có quyền bầu cử (quorum) có thể phát đơn "khiếu nại kiểm tra bầu cử". Thêm vào đó phải có lỗi lầm do cách làm việc hay không thực hiện trong lúc bầu cử có tác động đến việc chia số ghế trong Quốc hội liên bang.

Khởi tố tổng thống liên bang hay khởi tố thẩm phán

Có quyền phát đơn khởi tố là Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang. Việc khởi tố này chưa từng xảy ra.

Bảo hộ quyền lợi tạm thời

Cũng như theo tất cả các quy trình tố tụng khác, tòa có thể tuyên bố quyết định tạm thời cho đến khi quy trình tố tụng chính được quyết định (chỉ thị tạm thời theo điều 32 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang).